Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam cần những giấy tờ gì?

Người lao động nước ngoài muốn sinh sống, làm việc tạo Việt Nam ngoài giấy tờ tùy thân để nhập cảnh vào Việt Nam như hộ chiếu, Visa nhập cảnh (thị thực) thì cần có các loại giấy tờ cơ bản sau:
– Giấy phép lao động (Work Permit).
– Thẻ tạm trú (TRC) / thẻ thường trú.
– Hợp đồng lao động với đơn vị nơi làm việc.
– Giấy phép lái xe nếu có nhu cầu lái xe ở Việt Nam.
1. Visa là loại giấy tờ đầu tiên khi người nước ngoài muốn nhập cảnh vào Việt Nam.
Theo quy định Luật xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014, sửa đổi bổ sung năm 2019 và năm 2023 (Sau đây gọi chung là Luật XNC 2014). Tùy mục đích nhập cảnh sẽ được cấp loại thị thực khác nhau với các ký hiệu ví dụ DL, DN1, LĐ1, LĐ2. Thị thực có giá trị một lần hoặc nhiều lần và không được chuyển đổi mục đích trừ trường hợp cụ thể được chuyển đổi:
– Có tài liệu chứng minh là nhà đầu tư
– Hoặc người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam.
– Có tài liệu chứng minh quan hệ là cha, mẹ, vợ, chồng, con với cá nhân mời, bảo lãnh.
– Cơ quan, tổ chức mời/bảo lãnh vào làm việc và có giấy phép lao động hoặc xác nhận miễn giấy phép lao động.
– Nhập cảnh bằng thị thực điện tử và có giấy phép lao động hoặc xác nhận miễn giấy phép lao động.
Ví dụ: Cá nhân nước ngoài vào Việt Nam du lịch có thể xin visa ký hiệu DL, có thời hạn 03 tháng với giá trị một lần hoặc nhiều lần. Giá trị một lần có nghĩa là trong thời hạn hiệu lực của visa, nếu đi ra khỏi Việt Nam thì không thể sử dụng lại visa đã được cấp và buộc phải xin lại visa mới nếu muốn nhập cảnh Việt Nam. Đối với giá trị nhiều lần có nghĩa là được đi ra vào Việt Nam không giới hạn số lần trong thời gian hiệu lực.
Giải thích một số ký hiệu:
– DL cấp cho người vào du lịch.
– DN1 cấp cho người nước ngoài vào làm việc với doanh nghiệp, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của Việt Nam
– LĐ1 cấp cho người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
– LĐ2 cấp cho người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam thuộc diện phải có giấy phép lao động.


2. Thẻ tạm trú (TRC) là gì?
Là loại giấy tờ do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc Bộ ngoài giao cấp cho người nước ngoài được phép cư trú có thời hạn tại Việt Nam. Về cơ bản, thời hạn của TRC dài hơn so với visa.
Thẻ tạm trú có lợi cho người được cấp, không phải xin visa mới/gia hạn visa và TRC còn giúp cho người nước ngoài được quyền xuất nhập cảnh không giới hạn số lần.
– Để xin TRC cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam cần:
+ Visa lao động (LĐ1, LĐ2), visa loại DN1 được một số Cục quản lý xuất nhập cảnh một số địa phương chấp nhận cấp TRC trên thực tế và ký hiệu TRC được cấp thể hiện là LĐ thay vì DN1.
+ Giấy phép lao động hoặc xác nhận miễn giấy phép lao động.
– Thời hạn của TRC thường 01- 02 năm, tùy loại visa, thời hạn của giấy phép lao động mà thời hạn thẻ tạm trú có điều chỉnh phù hợp.
Lưu ý: Thời hạn của hộ chiếu (Passport) dài hơn tối thiểu 03 tháng trước khi hết hạn thẻ tạm trú.
– Người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam mà không có thẻ tạm trú còn hạn có thể bị phạt hành chính đến 20.000.000 đồng và trục xuất khỏi Việt Nam. Do đó, doanh nghiệp bảo lãnh và xin giấy phép lao động cho người nước ngoài xong cần thực hiện thủ tục xin cấp thẻ tạm trú dạng LĐ.
– Các điều kiện để người nước ngoài được cấp thẻ tạm trú tại Việt Nam là:
1. Hộ chiếu của người nước ngoài còn hạn sử dụng tối thiểu 13 tháng.
2. Người lao động nước ngoài nhập cảnh visa có ký hiệu LĐ1, LĐ2.
3. Đã làm thủ tục đăng ký tạm trú tại công an xã/phường hoặc đăng ký theo hình thức trực tuyến.
4. Được cá nhân hoặc tổ chức tại Việt Nam mời, bảo lãnh.
5. Giấy phép lao động/ giấy miễn giấy phép lao động có thời hạn tối thiểu là 1 năm.
Thẻ tạm trú theo diện lao động có thời hạn tối đa 02 năm theo thời hạn của giấy phép lao động. Người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam mà không có thẻ tạm trú, được coi là cư trú bất hợp pháp và bị phạt hành chính lên đến 20.000.000 đồng và trục xuất khỏi Việt Nam.
3. Thẻ thường trú
Người lao động nước ngoài nếu xác định sinh sống và làm việc lâu dài ở Việt Nam có yêu cầu thì được xem xét cấp thẻ thường trú thay cho thẻ tạm trú nếu đáp ứng đủ yêu cầu theo quy định.
Với thẻ thường trú cho phép người lao động nước ngoài cư trú không thời hạn tại Việt Nam, đồng thời không cần phải xin thị thực khi xuất nhập cảnh tại Việt Nam
4. Hợp đồng lao động giữa người lao động nước ngoài làm việc cho doanh nghiệp tại Việt Nam
Phải là hợp đồng có thời hạn, để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bên người lao động và phía người sử dụng lao động. Vị trí công việc, thời hạn của hợp đồng lao động phù hợp với Giấy phép lao động không được vượt quá thời hạn GPLĐ. Có thể giao kết hợp đồng lao động xác định thời hạn nhiều lần đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
5. Giấy phép lái xe cho người nước ngoài tại Việt Nam
Sau khi có thẻ tạm trú/thường trú và người nước ngoài đã có giấy phép lái xe quốc gia ở nước ngoài còn hạn thì thực hiện đổi giấy phép lái xe hạng tương đương tại Việt Nam.
Việc người nước ngoài lưu thông xe tại Việt Nam mà không có giấy phép phạt từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng và tịch thu giấy phép lái xe nước ngoài.

Cộng sự Luật 3C chuyên tư vấn, đồng hành với Quý doanh nghiệp, cá nhân tháo gỡ các vấn đề pháp lý khách hàng gặp phải trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
Hotline / Zalo: 0866 103 056
Chúng tôi giúp Bạn xử lý nhanh gọn, chính xác, tối ưu và đảm bảo pháp lý.

Luật 3C – Cộng sự pháp lý, Kiến tạo thành công !

Bài viết liên quan
Chat Zalo
0866.103.056