Căn cứ pháp lý:
- Luật doanh nghiệp năm 2020.
- Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 của Chính phủ quy định về đăng ký doanh nghiệp.
- Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16/03/2021 của Chính phủ hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.
Địa điểm kinh doanh: Hiểu là nơi công ty hoặc chi nhánh công ty giao dịch, tiến hành các hoạt động kinh doanh cụ thể khác với địa điểm đặt trụ sở chính của công ty hoặc chi nhánh.
Địa điểm có thể trực thuộc công ty hoặc Chi nhánh của công ty và địa điểm có hình thức hạch toán thuế là hạch toán phụ thuộc.
Được mở các địa điểm kinh doanh khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh:
– Theo nhu cầu thực tế kinh doanh, công ty có thể mở nhiều địa điểm kinh doanh khác nhau ở các địa bàn cùng tỉnh hoặc khác tỉnh với nơi đặt trụ sở công ty hoặc đặt trụ sở chi nhánh.
Ngành nghề của địa điểm kinh doanh: Được phép kinh doanh trong phạm vi ngành nghề của công ty đã đăng ký, phù hợp với điều kiện thực tế nơi đặt địa điểm và hướng dẫn riêng của địa phương đối với ngành nghề kinh doanh có hạn chế theo quy định. Loại trừ mã ngành liên quan đến xuất nhập khẩu vì địa điểm không có tư cách pháp nhân, không đứng thủ tục khai xuất nhập khẩu mà thông qua tư cách của công ty.
Lưu ý: các địa điểm kinh doanh mở ra phải được nộp tờ khai và tiền lệ phí môn bài chậm nhất ngày 30/01 ngay sau năm mở địa điểm kinh doanh. Mức lệ phí môn bài là bậc 3 tương ứng 1.000.000 đồng/năm áp dụng cho địa điểm kinh doanh (Khoản 1 điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP).
Cộng sự Luật 3C chuyên tư vấn, đồng hành với Quý doanh nghiệp, tổ chức/cá nhân và tháo gỡ các vấn đề pháp lý khách hàng gặp phải trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của công ty.
Hotline / Zalo: 0866 103 056
Chúng tôi giúp Bạn xử lý nhanh gọn, chính xác, tối ưu và đảm bảo pháp lý.
Luật 3C – Cộng sự pháp lý, Kiến tạo thành công !