Hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường

Hoạt động dạy thêm, học thêm chúng tôi nhận được rất nhiều các câu hỏi liên quan của các thầy cô giáo đặc biệt quan tâm. Sau đây, chúng tôi phân tích, cập nhật để Quý thầy cô/cá nhân giảng dạy tự do nắm được quy định pháp luật nhằm áp dụng đúng, đảm bảo yên tâm khi thực hiện dạy thêm, học thêm.

Đặc biệt, khi Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục Đào tạo được ban hành, cũng như các Công điện cả Thủ Tướng, văn bản hướng dẫn địa phương cho thấy sự quan tâm sát sao trước nhiệm vụ đổi mới căn bản toàn diện ngành giáo dục nói chung.

A. Quy định mới nhất hiện nay

  1. Luật giáo dục năm 2029.
  2. Nghị định số 125/2024/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2024 của Chính Phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
  3. Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm.
  4. Các quyết định tại địa phương và các văn bản khác liên quan hướng dẫn thi hành.

B. Một số việc cần làm để dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường

1. Tiến hành việc đăng ký kinh doanh

– Có thể lựa chọn đăng ký mở hộ kinh doanh cá thể hoặc thành lập doanh nghiệp (công ty). Căn cứ số lượng học sinh, quy mô hoạt động, cơ sở vật chất, vốn đầu tư, khả năng quản lý vận hành, đối tượng đứng tên,…cũng như là kế hoạch phát triển tương lai để đăng ký cho phù hợp.

– Hộ kinh doanh/công ty kinh doanh lĩnh vực Giáo dục thực hiện chế độ kê khai nộp thuế theo quy định ngành nghề nói chung.

– Rất nhiều giáo viên dạy cá nhân, quy mô nhỏ thì hình thức Đăng ký hộ kinh doanh dễ quản lý cũng như việc nộp thuế thuận lợi, giảm thiểu chi phí vận hành. Có thể lựa chọn phương pháp nộp thuế khoán theo năm thuận tiện.

2. Cần làm một số việc để hoạt động

– Xây dựng hồ sơ liên quan theo quy định để niêm yết công khai tại cơ sở dạy thêm: về các môn học; thời lượng dạy thêm đối với từng môn học theo từng khối lớp; địa điểm, hình thức, thời gian tổ chức dạy thêm; danh sách người dạy thêm và mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh các lớp.

– Làm báo cáo với Hiệu trưởng, nếu giáo viên đang dạy tại các nhà trường: về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm.

– Giáo viên dạy cần có bằng cấp, chứng chỉ tương ứng môn dạy theo quy định.

– Bố trí cơ sở vật chất, phòng học kèm trang thiết bị giảng dạy phù hợp quy mô. Trang bị thiết bị phòng cháy chữa cháy đảm bảo an toàn cháy, nổ tại cơ sở dạy thêm.

– Thực hiện ký kết hợp đồng lao động nếu có thuê giáo viên giảng dạy.

– Ngoài ra, mỗi địa phương thực hiện: cam kết bảo vệ môi trường, an ninh trật tự, biên bản kiểm tra PCCC, báo cáo/xin giấy phép (nếu có) phòng giáo dục quận/huyện và UBND xã/Phường nơi dạy thêm. Đồng thời tuân thủ quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, giờ làm thêm.

3. Lưu ý chung khi tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm

– Không dạy thêm học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kĩ năng sống.

– Giáo viên trường công lập không được đứng quản lý, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường, nhưng có thể đăng ký đi tham gia dạy thêm ngoài nhà trường.

– Giáo viên đang dạy tại nhà trường, không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền đối với học sinh chính khóa đang được phân công giảng dạy.

– Đảm bảo kế hoạch giảng dạy tuân thủ chương trình giáo dục phổ thông 2018

– Dạy ngoại ngữ có dạy thêm cho học sinh tiểu học cần thành lập trung tâm ngoại ngữ để hoạt động được đúng quy định.

 

Trên đây là những cập nhật/giải đáp của chúng tôi, mong rằng với chia sẻ này giúp Quý thầy cô/cá nhân kinh doanh thuận lợi khi mở cơ sở/trung tâm dạy thêm, học thêm cho riêng mình.

Cộng sự Luật 3C đồng hành pháp lý cùng Bạn kể từ khi khởi sự kinh doanh, cũng như trong quá trình hoạt động.

Hotline / Zalo: 0866 103 056

Chúng tôi giúp Bạn xử lý nhanh gọn, tối ưu và đảm bảo pháp lý.

Luật 3C – Cộng sự pháp lý, Kiến tạo thành công !

Bài viết liên quan
Chat Zalo
0866.103.056