Điều kiện đăng ký nhãn hiệu và khả năng phân biệt của nhãn hiệu

Điều kiện đăng ký nhãn hiệu:
– Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu cho:
+ Sản phẩm do mình sản xuất/cung ứng.
+ Sản phẩm mình phân phối kinh doanh nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.
– Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc.
– Có khả năng phân biệt sản phẩm của chủ nhãn hiệu với sản phẩm của chủ khác.
Lưu ý: Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của sản phẩm (có thể hiểu là dấu hiệu tạo nhãn hiệu có tỉnh mô tả gây hiểu sai/nhầm lẫn). Ngoài ra, còn các dấu hiệu khác không được bảo hộ danh nghĩa nhãn hiệu theo điều 73 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005.

Khả năng phân biệt của nhãn hiệu là:
– Tổng thể nhãn hiệu dễ nhận biết, dễ ghi nhớ.
– Không thuộc vào những trường hợp không có khả năng phân biệt.
– Có nhiều trường hợp không có khả năng phân biệt theo điều 74 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005. Trong đó hay xem xét trường hợp không có khả năng phân biệt điển hình như xét đến các đối chứng:
+ Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho sản phẩm trùng hoặc tương tự từ trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên.
+ Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký cho sản phẩm trùng hoặc tương tự mà đăng ký nhãn hiệu đó đã chấm dứt hiệu lực chưa quá năm năm, trừ trường hợp hiệu lực bị chấm dứt vì lý do nhãn hiệu không được sử dụng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 95 của Luật sở hữu trí tuệ.
+ Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng của người khác đăng ký cho sản phẩm trùng hoặc tương tự với sản phẩm mang nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng ký cho sản phẩm không tương tự, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng.
+ Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người khác, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc sản phẩm.

(Nhãn hiệu nổi tiếng: Là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng theo điều 75 Luật sở hữu trí tuệ. Điều đó có nghĩa nhãn hiệu có nổi tiếng ở thế giới những người tiêu dùng Việt Nam không biết đến cũng không coi là nhãn hiệu nổi tiếng theo quy định Việt Nam).

Cộng sự Luật 3C chuyên tư vấn, đồng hành với Quý doanh nghiệp, cá nhân trong việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và tháo gỡ các vấn đề pháp lý khách hàng gặp phải trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
Hotline / Zalo: 0866 103 056
Chúng tôi giúp Bạn xử lý nhanh gọn, chính xác, tối ưu và đảm bảo pháp lý.

Luật 3C – Cộng sự pháp lý, Kiến tạo thành công !

Bài viết liên quan
Chat Zalo
0866.103.056