Đây một trong các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp năm 2020 nhằm giải quyết vấn đề nào đó công ty đặt ra như: Chiến lược kinh doanh thay đổi, nhu cầu quản trị công ty thay đổi, các chủ sở hữu công ty mâu thuẫn, tăng cạnh tranh hiệu quả hoạt động doanh nghiệp,…
1. Chia Công ty
– Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể chia các tài sản, quyền và nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của công ty hiện có để thành lập hai hoặc nhiều công ty mới.
Có thể hiểu chia công ty A = B + C + …
Trong đó A là công ty bị chia, B và C là công ty mới được thành lập.
– Hệ quả của việc chia công ty:
+ Các công ty mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty bị chia chấm dứt tồn tại.
+ Các công ty mới liên đới chịu trách nhiệm các nghĩa vụ, khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị chia hoặc thỏa thuận với chủ nợ, khách hàng và người lao động để một trong số công ty mới thành lập sau khia chia thực hiện nghĩa vụ này.
+ Các công ty mới đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp được phân chia theo Nghị quyết chia công ty.
– Thủ tục sau khi chia: Thực hiện đăng ký kinh doanh cho các công ty được chia.
– Mục đích chia công ty thường để: Tổ chức lại hoạt động kinh doanh tăng tính chuyên môn hóa, giải quyết mâu thuẫn nội bộ.
2. Tách Công ty
Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của công ty hiện có để thành lập một hoặc một số công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần mới mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách.
Tách công ty hiểu rằng A = A + B + ….
Trong đó A là công ty bị tách; B là công ty mới được tách.
– Hệ quả của tách công ty:
+ Công ty bị tách và công ty được tách cùng liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ, khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị tách.
+ Công ty bị tách, công ty được tách, chủ nợ, khách hàng và người lao động của công ty bị tách được thỏa thuận về trách nhiệm liên đới.
+ Các công ty được tách kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp được phân chia theo nghị quyết tách công ty.
– Thủ tục sau tách: Đăng ký kinh doanh cho công ty mới được tách (công ty bị tách và công ty được tách).
– Mục đích tách công ty thường: Tách bạch các lĩnh vực kinh doanh, tăng cường hiệu quả quản lý, mở rộng phạm vi hoạt động,…
3. Hợp nhất Công ty
– Hai hoặc một số công ty có thể hợp nhất thành một công ty mới, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất.
Các công ty chuyển toàn bộ quyền, nghĩa vụ, tài sản, thành viên, cổ đông để hợp nhất thành một công ty mới.
Lưu ý là công ty bị hợp nhất phải tuân thủ quy định cạnh tranh về hợp nhất công ty.
Hợp nhất công ty: A + B + ….. = C
Trong đó A, B là công ty bị hợp nhất, C là công ty mới được hợp nhất.
– Hệ quả của hợp nhất công ty
Công ty mới sau khi hợp nhất được hưởng quyền, lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bị hợp nhất. Công ty hợp nhất đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền lợi, nghĩa vụ hợp pháp của các công ty bị hợp nhất theo hợp đồng hợp nhất công ty.
– Thủ tục sau khi hợp nhất: Thực hiện đăng ký kinh doanh cho công ty mới đã được hợp nhất.
– Mục đích thường để: Tăng sức cạnh tranh, quy mô hoặc tận dụng lợi thế kinh tế hiện có của các công ty bị hợp nhất.
4. Sáp nhập Công ty
– Một hoặc một số công ty có thể sáp nhập vào một công ty khác bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.
Lưu ý: Các công ty thực hiện việc sáp nhập phải đảm bảo tuân thủ quy định của Luật cạnh tranh về sáp nhập công ty.
Sáp nhập công ty: A + B + ….. = A
Trong đó B là công ty bị sáp nhập, A là công ty mới được sáp nhập.
– Hệ quả của sáp nhập công ty:
+ Công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại.
+ Công ty nhận sáp nhập hưởng toàn bộ quyền lợi hợp pháp, chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập. Đương nhiên kế thừa quyền lợi, trách nhiệm của các công ty bị sáp nhập theo hợp đồng sáp nhập.
– Thủ tục sau khi sáp nhập: Công ty nhận sáp nhập thực hiện thay đổi đăng ký kinh doanh.
– Mục đích thường để: Mở rộng thị phần, tận dụng nguồn lực tài chính hoặc tập trung quản lý.
Cộng sự Luật 3C chuyên tư vấn, đồng hành và tháo gỡ các vấn đề pháp lý khách hàng gặp phải.
Hotline / Zalo: 0866 103 056
Chúng tôi giúp Bạn xử lý nhanh gọn, chính xác, tối ưu và đảm bảo pháp lý.
Luật 3C – Cộng sự pháp lý, Kiến tạo thành công !